Bệnh thận mạn xảy ra khi chức năng thận bị suy giảm, bệnh tiến triễn chậm, khó nhận biết nhưng về sau bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh thận mạn là là gì?
Bệnh thận mạn là tình trạng thận bị tổn thương, làm suy giảm, rối loạn chức năng thận. Nếu bệnh tiến triển nặng, những chất thải của cơ thể không được lọc bởi thận sẽ tích tụ với nồng độ cao trong máu của bạn và gây ra tình trạng bệnh.
Bệnh thận tiến triển với tốc độ khác nhau ở những người khác nhau và có thể mất từ 2-5 năm để chuyển qua các giai đoạn khác nhau. Các giai đoạn bệnh thận được đo bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra mức lọc cầu thận ước tính (eGFR). Khi chức năng thận giảm, eGFR giảm, eGFR càng thấp cho thấy bệnh thận mạn càng tiến triển xấu hơn.
Khi bệnh thận tiến triển nặng đến suy thận giai đoạn đoạn cuối, bạn cần phải lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Những giai đoạn của bệnh thận mạn
GFR-glomerular filtration rate, độ lọc cầu thận là phương pháp tốt nhất đo chức năng thận và phân độ giai đoạn bệnh thận mạn. Giá trị GFR cho biết thận của một người lọc chất thải tốt như thế nào. Tuy nhiên, chỉ số này có thể phụ thuộc vào kích thước cơ thể, giới tính và tuổi tác của từng người.
Bác sĩ có thể xác định GFR của một người bằng cách kiểm tra mức độ creatinin trong máu. Creatinine là sản phẩm thải ra của creatine, là một loại axit giúp cung cấp năng lượng cho các tế bào cơ. Khi thận hoạt động bình thường, chúng lọc một lượng creatinin tương đối ổn định từ máu. Sự thay đổi nồng độ creatinin trong máu có thể cho thấy một người có vấn đề với thận.
Sự thay đổi trong GFR của người bệnh cho phép bác sĩ phân loại bệnh thận mạn thành các giai đoạn, như sau.
Giai đoạn 1
Bệnh thận mạn giai đoạn 1 có nghĩa là GFR của người bệnh ít nhất là 90 mililít mỗi phút (ml/phút) trên 1,73 m2. Đây là chức năng thận bình thường nhưng có bằng chứng về tổn thương thận. Một số dấu hiệu của tổn thương thận ở giai đoạn 1 có thể là protein trong nước tiểu hoặc tổn thương thực thể.
Giai đoạn 2
Nếu một người bị bệnh thận mạn giai đoạn 2, GFR là 60-89 ml/phút trên 1,73 m2. GFR trong phạm vi này thường có nghĩa là thận đang hoạt động tốt. Tuy nhiên, GFR này chỉ ra rằng một người mắc bệnh thận mạn giai đoạn 2 có thêm các dấu hiệu của tổn thương thận. Những dấu hiệu này có thể bao gồm tổn thương thực thể đối với thận hoặc protein trong nước tiểu của một người.
Giai đoạn 3
Ở bệnh thận mạn giai đoạn 3, GFR trong khoảng 30-59 ml/phút trên 1,73 m2. Phạm vi này chỉ ra rằng người đó có một số tổn thương ở thận và thận không còn đảm bảo hoạt động tốt.
Bệnh thận mạn các giai đoạn 3 có thể được tách thành hai loại phụ:
- Giai đoạn 3a: Giai đoạn 3a có nghĩa là GFR từ 45-59 ml/phút trên 1,73 m2.
- Giai đoạn 3b: Giai đoạn 3b có nghĩa là GFR từ 30-44 ml/phút trên 1,73 m2.
Mặc dù hầu hết những người bệnh thận mạn giai đoạn 3 không có các triệu chứng, một số người có thể gặp phải tình trạng:
- Sưng ở bàn tay và bàn chân
- Đau lưng
- Đi tiểu thường xuyên hơn
- Thiếu máu
- Huyết áp cao
- Loãng xương
Giai đoạn 4
Ở giai đoạn 4, GFR là 15–29 ml/phút trên 1,73 m2. Ở giai đoạn này, thận đã bị tổn thương từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng và là bệnh thận giai đoạn cuối cùng trước khi đi vào suy thận mạn biến chứng như sưng bàn tay và bàn chân, đau lưng và đi tiểu thường xuyên hơn. Các biến chứng khác như thiếu máu hoặc bệnh xương cũng dễ xảy ra hơn.
Giai đoạn 5
Một người mắc phải suy thận giai đoạn 5 có GFR là 15 ml/phút trên 1,73 m2 hoặc thấp hơn. Ở giai đoạn này, thận gần như không còn đảm bảo các chức năng cơ bản.
Các triệu chứng của suy thận bao gồm:
- Ngứa
- Chuột rút cơ bắp
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Sưng ở bàn tay và bàn chân
- Đau lưng
- Đi tiểu thường xuyên hơn
- Khó ngủ
- Khó thở
Nếu bị suy thận đến giai đoạn này, người bệnh sẽ phải chạy thận hoặc ghép thận để tồn tại. Lọc thận giúp lọc nước và các chất độc trong máu khi thận không còn khả năng.
Làm gì khi đã biết chỉ số GFR
Bác sĩ sẽ cho bạn làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định:
- Làm thêm các xét nghiệm máu và nước tiểu chuyên sâu.
- Thực hiện siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính bụng để khảo sát thận và đường tiểu của bạn. Các hình ảnh này giúp phát hiện thận của bạn quá to hoặc quá nhỏ, có sỏi, u, thận ứ nước hoặc vấn đề về bất thường cấu trúc của thận hoặc đường tiểu.
- Thực hiện sinh thiết thận, thực hiện cho một số trường hợp bệnh thận đặc biệt, giúp biết chính xác loại bệnh cầu thận và lên kế hoạch điều trị nếu có chỉ định. Làm sinh thiết thận, bác sĩ lấy 1 mảnh nhu mô thận và quan sát chúng dưới kính hiển vi.
Nguyên nhân mắc bệnh
Một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh thận mạn có thể kể đến như:
- Bệnh tiểu đường.
- Bệnh huyết áp cao.
- Một số bệnh về thận như viêm cầu thận, viêm thận kẽ hay viêm ống thận, viêm bể thận và các cấu trúc xung quanh, bệnh thận đa nang.
- Tắc nghẽn đường tiết niệu trong một thời gian dài do sỏi, u hoặc tiền liệt tuyến to ở nam giới
- Bệnh trào ngược Vesicoureteral khiến nước tiểu chảy ngược vào thận.
- Bệnh thận do bệnh tự miễn (lupus…).
- Lạm dụng một số loại thuốc, nhất là NSAID.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính như các bệnh về tim mạch, tình trạng thừa cân, béo phì, thói quen hút thuốc lá, tuổi tác, các trường hợp có cấu trúc thận bất thường, tiền sử gia đình đã từng có người mắc bệnh thận,…
Những dấu hiệu của bệnh thận mạn
Những triệu chứng của bệnh thận mạn ở giai đoạn đầu rất mơ hồ và khó nhận biết. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh mà bạn không nên bỏ qua:
- Buồn nôn hoặc nôn thường xuyên.
- Tần suất đi tiểu thay đổi, có thể nhiều hơn hoặc cũng có thể ít hơn bình thường.
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và khó thở.
- Chán ăn.
- Hay bị chuột rút.
- Da bị khô và ngứa.
- Ngủ không ngon giấc và hay bị mất ngủ.
- Giảm cân không rõ lý do.
- Hay buồn chán, không có sức sống.
- Mắt cá chân và bàn chân bị sưng phù.
- Trong trường hợp có chất lỏng tích tụ ở niêm mạc tim có thể gây ra biểu hiện đau ngực.
- Trong trường hợp chất lỏng tích tụ trong phổi có thể gây khó thở.
- Tăng huyết áp.
Phòng ngừa bệnh thận mạn
Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Hiện nay, rất nhiều người có thói quen tự mua thuốc khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, đây là một thói quen có thể gây ra những nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe. Việc uống thuốc điều trị không có sự hướng dẫn của bác sĩ có thể gây tổn thương thận và tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, bạn nên tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt đối với bệnh nhân đang mắc các bệnh về thận. Khi uống một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, bạn cũng nên thận trọng và thực hiện theo đúng những hướng dẫn trên bao bì.
Duy trì cân nặng hợp lý
Nên tập luyện thường xuyên và có chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát cân nặng. Duy trì một trọng lượng vừa phải chính là cách hiệu quả giúp bạn bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa nhiều loại bệnh tật. Trong trường hợp bạn bị thừa cân, nên áp dụng phương pháp giảm cân khoa học, lành mạnh.
Từ bỏ thói quen hút thuốc
Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm thận, tim mạch,… Do đó, bạn nên loại bỏ thói quen hút thuốc để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh.
Kiểm soát tình trạng sức khỏe
Nếu bạn đang mắc phải một bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thận hoặc có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh thận, bạn không nên chủ quan. Hãy đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
Điều trị bệnh thận mạn
- Kiểm soát các rối loạn hiện tại đang mắc phải
- Chế độ ăn hạn chế protein, phospho, và kali
- Bổ sung vitamin D
- Điều trị thiếu máu
- Điều trị các bệnh kèm theo (ví dụ như suy tim, đái tháo đường, sỏi thận, phì đại tiền liệt tuyến)
- Liều lượng của tất cả các loại thuốc được điều chỉnh khi cần thiết
- Duy trì nồng độ natri bicarbonate ở phạm vi bình thường (23–29 mmol/L)
- Lọc máu nếu GFR giảm nặng và các triệu chứng, dấu hiệu không cải thiện với các điều trị bảo tồn trước đó.
Cần kiểm soát các rối loạn hiện mắc và các yếu tố kèm theo. Đặc biệt, kiểm soát tăng đường huyết ở bệnh nhân bị bệnh thận đái tháo đường và kiểm soát tăng huyết áp ở tất cả các bệnh nhân làm chậm đáng kể sự suy giảm GFR.
Nếu đã có người hiến thận, bệnh nhân sẽ được ghép thận sớm, tiên lượng lâu dài sẽ tốt hơn, thậm chí trước khi bắt đầu phải lọc máu.
Bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sử dụng đúng phương pháp điều trị có thể làm hạn chế các nguy cơ biến chứng xảy ra trên các bộ phận cơ quan khác đồng thời có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Thasucavn Extra hỗ trợ bổ thận, giảm tiểu đêm phù hợp cho người mắc bệnh thận mạn.
Xem chi tiết sản phẩm tại đây –> Thasucavn
Add comment